Hiện nay ở các khu du lịch, nạn chặt chém du khách diễn ra rất phổ biến. Nếu không biết mặc cả bạn rất có thể mua các món đồ với giá trên trời. Để tránh tình trạng này, chúng tôi xin tổng hợp những mẹo mặc cả hay giúp bạn vừa không lãng phí túi tiền của mình vừa làm vui lòng người bán. Dù rất thích món đồ đó nhưng không nên bày tỏ rõ thái độ Nếu bạn bắt gặp một món đồ mà ngay từ “cái nhìn đầu tiên” bạn đã ưng ý thì dù có muốn đến đâu, bạn cũng không nên bày tỏ thái độ mình rất thích món đồ đó cho người bán hàng biết. Điều đó sẽ làm cho người bán nắm bắt được tâm lý và hét giá trên trời và nghiễm nhiên bạn phải chịu mức giá cao cho món đồ đó. Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh, giả vờ làm ngơ như không quan tâm lắm, lúc đó người bán sẽ hạ giá để , nài nỉ bạn. Hãy đi một vòng để tham khảo giá Thường ở các khu du lịch các món hàng bạn muốn mua không chỉ có một cửa hàng bán mà rất nhiều nơi cũng bán món hàng đó. Bạn không nên nóng vội, hãy dành thời gia đi dạo một vòng để so sánh giá cả rồi sau khi biết được giá trị thực của món đồ rồi quyết định mua cũng chưa muộn. Hãy đưa ra mức giá phù hợp nhất Tùy vào độ nhạy và kinh nghiệm mua sắm của mỗi người để đưa ra mức giá phù hợp nhất. Nếu câu mặc cả đầu tiền mà bạn đưa ra mức giá thấp so với giá “thách” ban đầu rất có thể bạn không mua được hàng và đôi khi phải nghe những lời không hay từ người bán.
Tùy mỗi cửa hàng, mỗi khu du lịch hay mỗi vùng miền, đất nước lại có cách “hét giá” khác nhau. Bạn nên chú ý quan sát nhiều người mua trước đó hoặc bạn có thể ước lượng giá trị của nó. Thông thường quy luật mặc cả thường là bạn cứ giảm xuống từ 10% đến 30%, tuy nhiên ở một số nơi, mức trả giá có thể lên đến 50%. Do đó hãy đưa ra mức giá phù hợp cho mỗi món đồ tại mỗi điểm đến. Luôn mỉm cười với người bán hàng Dù khách hàng là thượng đế nhưng khi mua sắm mà vẻ mặt bạn đăm chiêu khó ưa, người bán sẽ không có ấn tượng tốt với bạn. Họ có quyền bán món đồ đó cho một người trả giá ngang bạn nhưng họ biết cười, nói chuyện vui vẻ với họ hơn là người có vẻ mặt cau có khi mua đồ. Vì thế, đừng tiếc một nụ cười, một lời khen ngợi để mua được hàng với giá tốt nhất nhé. Luôn tỉnh táo Bạn hãy luôn tỉnh táo khi mua hàng để không bị cuốn vào những lời mời gọi hấp dẫn của người bán. Họ có thể sắp đặt rất nhiều người mua cùng lúc bạn đến để thể hiện cửa hàng rất uy tín và đắt khách, tuy nhiên bạn hãy nhìn thẳng vào thực tế chất lượng hàng hóa và giá cả ở đây để đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhé. Đặc biệt đối với những người bán rong họ thường đưa hoàn cảnh của mình ra để cho bạn thông cảm. Đừng để họ đánh lừa bạn. Đây là chiêu trò phổ biến họ tung ra để bạn dễ dàng mua hàng với giá cao. Nếu có thể hãy mua sắm cùng với người địa phương Nếu bạn không muốn chặt chém ở các khu du lịch, bạn có thể nhờ người quen đi cùng khi mua sắm. Với sựu am hiểu của mình, họ sẽ giúp bạn mua đồ đúng nơi và không bị chặt chém. Nếu không thể có ai đi cùng, hãy bỏ túi những câu nói thông dụng khi mua sắm bằng tiếng địa phương, để người bán thấy bạn có kinh nghiệm mua hàng mà không hét giá quá cao. Mặc cả cũng phải chọn đúng thời điểm
Bạn mặc cả ngay khi họ mở hàng hoặc mới sờ vào món đồ có thể bạn chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bởi họ nghĩ bạn chỉ tham khảo, so sánh giá cả thôi. Do đó, hãy lựa chọn thật kỹ trước khi đưa ra một mức giá nào đó để người bán thấy bạn đã cân nhắc và thiện chí lấy hàng. Cửa hàng sắp đóng cửa, khi kết thúc mùa du lịch hoặc thị trường ế ẩm cũng là lúc rất thích hợp để bạn yêu cầu nhân viên giảm giá. Giả vờ bỏ đi Bạn mặc cả đến mức giá mà mình có thể mua được mà người bạn vẫn chưa chịu “xuất hàng” cho bạn thì bạn có thể giả vờ bỏ đi. Trong lúc này việc bỏ đi của bạn có thể sẽ phát huy tác dụng, người bán sẽ cân nhắc đến lợi nhuận ít hay nhiều mà đồng ý bán và gọi bạn quay lại. Nếu không bạn có thể mua ở chỗ khác hoặc sau đó quay lại cũng chưa muộn. Trên đây là những kinh nghiệm “xương máu” để mua sắm với giá tốt nhất khi đi du lịch Nha Trang cũng như các nơi khác, bạn nên nhớ nhé!
S.H (Theo vnexpress)