Thành cổ Diên Khánh được chúa Nguyễn xây dựng vào năm Quý Sửu (1973) kiến trúc theo kiểu thành trì Vauban (Pháp) nhằm để phòng thủ, án ngữ và bảo vệ vùng đất Nam Trung Bộ. Đồng thời đây cũng là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa quá các thời kì lịch sử. Ngày nay thành cổ Diên Khánh đã trở thành địa điểm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch khi đến với Khánh Hòa.
Thành Diên Khánh là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Thành cổ Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Vào năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh đã quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.
Thành cố Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000 m², là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 – thế kỷ 1818 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, có chu vi 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m. Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành.
Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m, rộng từ 20 đến 30 m bao quanh. Ban fake oakleys đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông – Tây – Tiền (phía Nam) – Hậu (phía Bắc). Đi từ hướng quốc lộ 1 có một con đường độc đạo nối của Đông và cửa Tây của thành. Con đường chạy vòng bên ngoài thành nối quốc lộ 1 và của Tây có tên là Mã Xá. Đối diện và cách cửa Tây khoảng 200 m, là Nhà thờ Hà Dừa. Nhà thờ Hà Dừa được cho là do các nhà truyền đạo xây và những năm 1800 và Gác chuông được xây thêm vào năm 1917 bởi người Pháp.
Ngày nay, trong Thành là trụ sở các cơ quan của huyện Diên Khánh như: Huyện ủy Diên Khánh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh, Liên đoàn lao động, các trường học cùng với nhiều hộ dân sinh sống… Cùng với sự bào mòn của thời gian, tòa Thành đã bị rêu phong và xói mòn mất nhiều đoạn tường đất, hào thành. Năm 2003, một dấu mốc kỷ niệm 350 năm tỉnh Khánh Hòa hình thành và phát triển, cùng với những di tích lịch sử văn hóa khác, thành Diên Khánh đã được chọn trùng tu, sơn sửa bốn cổng, gia cố những nơi bị nứt tường, dột nước mưa và một số đoạn tường thành bị xuống cấp để cùng nhân dân Khánh Hòa đón sự kiện trọng đại.
Vừa qua UBND tình Khánh Hòa vừa có quyết định đưa Thành cổ Diên Khánh trở thành điểm tham quan du lịch, đồng thời, sẽ di dời tất cả các cơ quan của Nhà nước (cơ quan hành chính, quân sự, trường học) đóng trong nội thành ra khỏi Thành cổ.
Sau khi di dời, đất các công trình vừa nêu được chuyển đổi thành đất dịch vụ du lịch và dịch vụ đô thị, kết hợp tổ chức thành các dãy phố đa chức năng. Các công trình này được xây dựng cao không quá 14m. Khu vực trong Thành cổ sẽ trở thành phố đi bộ vào một số thời điểm để tăng tính hấp dẫn với du khách. Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo Thành cổ, trên tường Thành sẽ làm một số điểm dừng chân cho du khách du lịch Nha Trang ngắm cảnh.