Cách xử lý các tình huống thường gặp khi du lịch biển

Khi du lịch biển bạn rất có thể bị say sóng, bị sứa đốt hay bị chuột rút khi tắm biển. Vì vậy hãy trang bị kiến thức để xử lý khi các tình huống này xảy ra. Sau đây là những mẹo sẽ giúp bạn xử lý nhanh những tình huống đó.

Khi bị say sóng

Say sóng làm cho bạn cảm thấy cồn cào và chóng mặt, thậm chí buồn nôn khiến chuyến du lịch biển của bạn kém phần thú vị. Vì vậy, để hạn chế say sóng bạn nên ghi nhớ những điều sau:

– Trước khi lên tàu, bạn nên ăn chút đồ ăn khô, nhẹ như bánh mì, xôi, bánh bao nhưng không nên ăn quá no để tránh thức ăn sẽ dội ngược lên thực quản. Không nên ăn đồ ăn có nhiều nước, nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc uống nước có ga, chất kích thích, các loại quả có chứa acid như nước cam, nước bưởi.

–  Hãy ngồi ở khoang giữa của tàu, bởi đây là nơi thân tàu ít chuyển động hơn so với phần mũi hay đuôi tàu. Ngồi trong khoang và tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Nên thả mắt nhìn xa, không tập trung lưu ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong xe tàu, máy tính cá nhân…

–  Dán một miếng cao dán vào sau tai khoảng vài tiếng trước khi bạn lên thuyền. Miếng dán này rất dễ sử dụng và có thể dính được trong khoảng 3 ngày.

– Thuốc say sóng vẫn còn là món không thể thiếu trong hành trang của nhiều người, nhất là người có tiền sử say sóng. Tuy cheap jerseys nhiên, phải uống sớm khi bạn đã ăn một chút gì vào bụng.

Khi bị sứa đốt

Khi tắm biển bạn có thể bị các vết châm, cắn do một số loài cá (ví dụ như cá đuối gai độc), sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau, có thể gây ra biến chứng trầm trọng như viêm da hoại tử, gây tán huyết, tê liệt cơ và thần kinh hoặc gây ra các vấn đề về tim, hô hấp… Cách tốt nhất là các bạn làm theo phương pháp sau:

– Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn).

– Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn.

– Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, sô đa hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương).

– Dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa, que kem,…) để cạo vùng bị đốt.

– Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội. Khi gặp phải vết thương này, cần hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Sau khi vùng bị đốt đã khô, dùng liệu pháp cordicosteroid, antihitmine cục bộ hoặc bôi kem gây tê 4h một lần trong vài ngày.

– Tìm trợ giúp về y tế nếu nạn nhân: dị ứng với vết đốt, bị châm vào mặt hoặc cổ hay tình hình trở nên trầm trọng hơn (ví dụ như khó thở).

Khi bị chuột rút

Cơn đau do chuột rút sẽ làm giảm khả năng bơi lội hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây chết đuối. Nếu chẳng may điều này xảy ra trong khi bạn đang đằm mình trong làn nước biển thì cần phải thật bình tĩnh xử trí như sau:

– Nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh đưa lên bờ.

Khi bị chuột rút bạn nên chủ động nhờ người giúp

Khi bị chuột rút bạn nên chủ động nhờ người giúp

Khi bị chuột rút ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ bạn bè giúp chữa chuột rút bằng các cách sau:

– Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.

– Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống. Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung thì càng mau chìm. Do vậy nếu sóng không lớn lắm, hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu. Khi giơ tay cầu cứu chỉ nên giơ một tay còn một tay kia để đập nước để giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước. Khi đã bị chuột rút, không nên xuống nước lần nữa, hãy nghỉ ngơi và đi bơi vào ngày hôm sau.

S.H ( Sưu Tầm)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *