5 lễ hội đặc sắc ở Nha Trang – Khánh Hòa

Du lịch Nha Trang bạn không chỉ được đắm mình trong những bãi biển đẹp, được thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng vùng biển mà đôi khi bạn còn được hòa mình vào những lễ hội đặc sắc mang tính tôn giáo cao. Và sẽ thật thú vị khi đến Nha Trang mà được tham gia vào các lễ hội sau:

1. Lễ hội Tháp Bà

Le hoi Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà là lễ hội dân gian lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội được diễn ra thường niên vào các ngày từ 20 đến 23-3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Thiên Y A Na Thánh Mẫu – Mẹ xứ sở của người dân khu vực Nam Trung Bộ. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh có quy mô lớn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với nhiều hoạt động như: lễ mộc dục, lễ tế sanh, lễ cầu quốc thái dân an, lễ tạ Mẫu, lễ cầu siêu, lễ thả hoa đăng.

Ngoài ra, ở lễ hội Tháp Bà còn có các hoạt động mang tính chất hội gồm múa bóng, múa Chăm, múa lân, hát văn, hát tuồng, thi rước nước, thi kết hoa và một số trò chơi dân gian. Theo dự kiến của Ban tổ chức, lễ hội Tháp Bà năm nay sẽ thu hút hơn 50 ngàn lượt khách.

2. Lễ hội Đền Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Le hoi Nha Trang

Lễ hội Đền Hùng Nha Trang

Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng.

Tại Khánh Hoà, lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 AL tại Đền Hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương – toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang, được xây dựng cheap nfl jerseys trong 3 năm từ 1971 dến 1974.

Bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh.

Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.

3. Lễ hội cá voi

Le hoi Nha Trang

Lệ hội Cá Voi Nha Trang

Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Có rất nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.

Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu “Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu “Đại càng quốc gia Nam Hải”.

Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là ray bans sale Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt).

Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).

4. Lễ hội Am Chúa Khánh Hòa

Le hoi Nha Trang

Lễ hội Am Chúa Nha Trang- Khánh Hòa

Địa điểm: Tại Am Chúa, thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.

Thời gian: Ngày 1-3 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Đây là dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh, để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói chung thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”. Nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân Khánh Hòa biết cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…

Lễ gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dâng bông, vãn Bà, các điệu múa gắng liền với truyền thuỵết và sự tích Thiên Y A Na.

Thánh Mẫu Thiên Y A Na – Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của người Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hoá tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà – Nha Trang.

Đến nay, ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” như một lời khẳng định về sự nối liền giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.

5. Lễ hội Yến Sào Nha Trang

Le hoi Nha Trang

Lễ hội Yến Sào được tổ chức tại đảo Hòn Nội- Nha Trang

Lễ hội Yến sào Khánh Hòa là lễ hội ở Nha Trang nhằm tôn vinh truyền thống lịch sử ngành nghề, được đa dạng hóa bằng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống và đương đại nhằm quảng bá giới thiệu với du khách khám phá nét văn hóa độc đáo về vùng đất được nhiều quà tặng của thiên nhiên và con người xứ sở “Trầm hương, Yến sào” hiền hòa thân thiện.

Tên gọi đầy đủ của lễ hội này là ” Lễ hội ngành khai thác Yến Sào”.  Lễ hội do đông đảo bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các nghi lễ trọng thể, trang nghiêm. Nếu bạn đi tour Nha Trang nhằm vào ngày mồng 10 tháng 5 âm lịch, ra thăm đảo Hòn Nội, chắc chắn bạn sẽ được tham gia vào không khí của lễ hội đặc sắc này.

S.H (Tổng hợp)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *